Phẫu thuật độn cằm bao lâu mới hồi phục?
Trong tất cả các cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ để an toàn
và đạt hiệu quả cao nhất đều cần có thời gian để phục hồi. Sau khi phẫu thuật
xong điều bác sĩ lưu ý nhất cho bệnh nhân là kĩ càng về khâu chăm sóc.
Trong phẫu thuật độn
cằm cũng như thế, bệnh nhân cần chú ý tới khâu chăm sóc sau phẫu thuật nếu
bạn mong muốn nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên người phẫu thuật độn cằm vẫn luôn
lo lắng và không ngừng hỏi rằng độn cằm bao lâu thì lành? Có lẽ chỉ những người
trực tiếp trải qua quá trình này, có kinh nghiệm thực tế mới có câu trả lời cho
chính mình hoàn hảo nhất.
Trước và sau phẫu thuật độn cằm
Đối với phẫu thuật độn cằm, bác
sĩ sẽ đưa miếng độn vào bên trong cằm của bạn để đắp thêm xương cằm dài ra, nhằm
khắc phục các nhược điểm cằm ngắn, lệch hoặc lẹm. Để thực hiện điều đó, bác sĩ
sẽ mổ ở môi dưới bên trong miệng hoặc ngay phía dưới cằm rồi đặt sụn vào vùng cằm.
Sau khi thực hiện phẫu thuật độn
cằm, vùng cằm hơi sưng, kéo dài có thể vài ngày. Đây là tình trạng bình thường,
bạn không nên quá lo lắng. Vết mổ có thể lành trong vòng 1 tuần sau khi tiến
hành hoặc cũng có thể kéo dài đến 2 hoặc 3 tuần tùy theo cơ địa và khả năng phục
hồi của bạn. Nhưng để cằm bạn hoàn toàn hồi phục thì thời gian trung bình sẽ là
từ 1 – 3 tháng.
* Các
bài liên quan khác:
-
Độn cằm bao lâu thì lành?
Rất nhiều câu hỏi xung quanh việc
độn cằm bao lâu thì lành. Tùy theo phương pháp độn, thời gian hồi phục có thể
kéo dài từ 1 ngày cho đến 2 tuần. Nếu bạn sử dụng phương pháp độn cằm bằng cấy
ghép mô sinh học (như độn cằm Radies) thì thời gian phục hồi rất nhanh. Có thể
chỉ kéo dài trong một giờ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phương pháp độn cằm bằng
hình thức giải phẫu thì thời gian phục hồi sẽ kéo dài lâu hơn. Chúng tôi có thể
nói với bạn rằng cằm của bạn sẽ có thể hồi phục trong tuần đầu tiên sau khi tiến
hành. Thời gian phục hồi hoàn toàn sẽ là vào khoảng 3 tháng sau khi độn nếu bạn
biết cách bảo vệ và chăm sóc tốt. Sau đây là một số lưu ý để bạn chăm sóc cằm tốt
sau khi độn:
- Đồ ăn: Trong tuần đầu tiên bạn
nên lựa chọn các đồ ăn dạng lỏng hoặc mềm như súp, nước cháo, nước hoa quả, ăn
theo nhiều bữa nhỏ trong ngày để không bị cảm giác đói quấy rối bạn. Tránh xa
những đồ ăn dai, yêu cầu nhai nhiều trong bữa ăn để hạn chế tối đa sự co giãn của
da nơi phẫu thuật độn cằm. Bạn nên hạn chế ăn những đồ ăn có thể gây lâu lành vết
thương như rau muống, các đồ ăn có nguồn gốc hải sản hoặc trứng.
- Hoạt động hàng ngày: Tránh hoạt
động mạnh vùng cơ mặt. Không bặm môi, rướn cằm hay nhai thức ăn dai, cứng.
Tránh đi nắng mà không dùng các biện pháp bảo vệ (áo, mũ, khẩu trang, kem chống
nắng…)
- Chăm sóc vết mổ: Vết mổ cần được
vệ sinh, thay băng và theo dõi thường xuyên trong vòng một tuần sau khi độn cằm.
- Chườm lạnh phần cằm trong vòng
2-3 ngày để giảm sưng và đau. Sau đó nếu có hiện tượng tím, bầm thì bạn chườm ấm
liên tục những ngày sau đó để tan máu bầm.
- Nếu bạn giữ được tinh thần luôn
lạc quan, vui vẻ thì thời gian phục hồi cũng nhanh hơn.