[Tin mới][6]

1
Nha khoa
Niềng răng - Chỉnh Nha
Răng khôn
Tẩy trắng răng
Thẩm mỹ căng da mặt
Thẩm mỹ khuôn mặt
Thẩm mỹ nâng mũi
Thẩm mỹ nụ cười
Thẩm mỹ viện hàn quốc

Răng sữa bị sâu có nên giữ lại không?

Răng sữa bị sâu là bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em, không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy, nhổ bỏ răng sữa bị sâu được không? Nên nhổ như thế nào để không gây đau?

Nguyên nhân răng sữa bị sâu

Răng sữa bị sâu là tình trạng răng sữa bị vi khuẩn tấn công khiến mô răng hình thành các lỗ sâu gây đau nhức, mô răng bị phá hủy, ảnh hưởng tới ăn nhai và thẩm mỹ. Sâu răng sữa rất phổ biến ở nhiều trẻ em, mà phần lớn nguyên nhân dẫn đến do chính thói quen ăn uống và việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng của trẻ không tốt.

Khi trẻ ăn quá nhiều độ ngọt cộng với việc vệ sinh răng kém là điều kiện thích hợp để vi khuẩn phát triển. Chúng phá hủy men răng gây nên tình trạng sâu. Ngoài ra, trường hợp thay răng sữa bị mọc lệch làm cho vệ sinh răng khó khăn, điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến răng sữa bị sâu.

Tình trạng răng sữa bị sâu ở trẻ*

Nhổ răng sữa bị sâu khi nào?

Răng sữa mặc dù đóng vài trò quan trọng trong việc định hướng vị trí răng vĩnh viễn sau này, giúp cho trẻ phát âm chuẩn hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nhổ răng sữa bị sâu được các bác sĩ chỉ định là cần thiết để loại bỏ răng bị thương tổn, bảo vệ cấu trúc răng, giúp răng phát triển khỏe mạnh.

Nhổ răng sữa bị sâu khi:

- Răng sữa lung lay và không thể tự rụng

- Răng sữa bị sâu, gây đau nhức, sốt và ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.

- Răng bị viêm tủy, không thể giữ lại.

- Răng sữa bị viêm, nhiễm trùng chóp răng.

Quy trình nhổ răng sữa bị sâu không đau

- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng hiện tại cho trẻ để xem có cần phải nhổ răng hay không, sau đó thông tin cho bậc phụ huynh về tình trạng răng miệng hiện tại của bé và chỉ định số lượng răng sữa cần phải nhổ bỏ nếu có, giúp răng vĩnh viễn mọc tốt mà không ảnh hưởng đến các răng khác.

Nhổ răng sữa bị sâu an toàn, không đau*

- Bước 2: Vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn, giúp khoang miệng được vô trùng tốt nhất. Ngoài ra, sau khi làm sạch bác sĩ sẽ tiến hành gây tê đề giảm đau nhức cho trẻ, liều lượng thuốc tê được sử dụng theo đúng quy định của nha khoa.

- Bước 3: Nhổ răng sữa với sự hỗ trợ của máy siêu âm hiện đại, không gây đau, bóc tách mô răng nhẹ nhàng, không xâm lấn quá nhiều đến mô nướu xung quanh, giúp vết thương nhanh lành.

- Bước 4: Kê toa thuốc giảm đau khi cần thiết, thuốc chống viêm và nhiễm khuẩn. Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc răng đúng cách cho trẻ.

Nhổ răng sữa bị sâu không phải là thao thác đơn giản, cần rất nhiều kỹ thuật và chuyên môn cao từ bác sĩ điều trị. Vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin về răng sữa và quy trình nhổ răng sữa tại nha khoa uy tín để sức khỏe của trẻ không bị ảnh hưởng.

Start typing and press Enter to search