Quy trình niềng răng cơ bản
Quy trình niềng răng ở mỗi trường hợp răng khiếm khuyết sẽ khác nhau, nhưng cơ bản vẫn trải qua 5 - 6 bước. Mỗi bước sẽ có những thao tác thực hiện phù hợp với tình trạng răng miệng của người bệnh. CÙng chúng tôi tìm hiểu về quy trình chỉnh nha ở ngay bài viết sau.
Niềng răng được đánh giá là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay. Không chỉ phù hợp với trẻ em mà người trưởng thành vẫn có thể thực hiện được nếu đủ điều kiện niềng răng. Thậm chí, trẻ em chỉnh nha càng sớm còn có kết quả tốt hơn chỉnh nha người lớn, chi phí ít hơn và thời gian nhanh hơn. Vậy quy trình niềng răng an toàn cơ bản sẽ như thế nào?
Niềng răng hô* |
Quy trình niềng răng cơ bản chuẩn nha khoa
Muốn đạt được hiệu quả đòi hỏi quy trình niềng răng phải đạt chuẩn quốc tế, tay nghề bác sĩ cao là yếu tố giúp kết quả được như mong muốn. Chính vì vậy, bạn nên chọn nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng khểnh an toàn.
Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát răng miệng để phát hiện những bệnh lý, từ đó có cách điều trị thích hợp trước khi thực hiện niềng răng. Nếu không có bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị chỉnh nha, chi phí thực hiện, loại mắc cài, thời gian dự kiến hoàn thành,...cụ thể cho bệnh nhân.
Bước 2: Chụp phim CT và lên phác đồ điều trị
Chụp CT xương hàm để xác định được cấu trúc của xương, từ đó phân tích các vấn đề về hàm, khớp cắn, khuôn mặt bằng phần mềm chuyên dụng trong nha khoa. Sau khi phân tích sẽ có phác đồ điều trị cụ thể.
Bước 3: Lấy dấu hàm, thiết kế mắc cài
Dấu hàm của bệnh nhân được lấy bằng thạch cao, bước này giúp việc chế tác mắc cài được chuẩn xác, phù hợp với cung hàm của bệnh nhân.
Bước 4: Gắn mắc cài
Tuỳ theo loại mắc cài mà bệnh nhân lựa chọn sẽ có thời gian chế tạo khác nhau, trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng nếu có. Gắn mắc cài lên thân răng bằng keo y tế chuyên dụng đồng thời gắn dây cung lên mắc cài, điều chỉnh lực phù hợp.
Bước 5: Tái khám và theo dõi chỉnh nha
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ lên lịch hẹn tái khám, thường sau khoảng 4 tuần sẽ khám một lần để theo dõi sự dịch chuyển của răng và chỉnh lực của dây cung.
Sau khi đeo mắc cài, bạn sẽ có cảm giác ê buốt trong một tuần đầu tiên, nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai và hạn chế ăn thức ăn cứng, dẻo, dai để tránh làm bung sứt mắc cài. Thời gian niềng răng sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân, trong khoảng 20-24 tháng.
Sau khi niềng răng nên làm gì?
Theo các chuyên gia nha khoa, để có được hàm răng đều đặn, khỏe mạnh, thẳng hàng thì sau khi thực hiện quy trình niềng răng xong bạn cần phải chú ý những điều sau đây:
- Mang hàm duy trì sau khi niềng răng: Sau thời gian răng, bạn nên mang hàm duy trì trong vài tháng để giúp răng ổn định tại vị trí mới, tránh trường hợp răng sẽ bị lệch trở lại. Điều này sẽ giúp hàm răng của bạn đều đẹp và khỏe mạnh.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Hãy từ bỏ những thói quen như hút thuốc lá, uống cà phê, nước uống có gas, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, quá cứng, quá chua, không nên ăn quá nhiều đồ ngọt. Nên ăn nhiều trái cây để cung cấp vitamin giúp răng luôn chắc khỏe.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Để răng luôn chắc khỏe và trắng sáng thì việc vệ sinh răng miệng rất quan trọng. Bạn nên chải răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết vi khuẩn còn sot trong kẽ răng, có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng.
Để niềng răng an toàn, bạn nên chọn nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện. Một địa chỉ tốt sẽ giúp hạn chế được rủi ro, biến chứng không mong muốn khi niềng răng, bảo đảm được sức khỏe răng miệng tốt nhất sau khi tháo niềng.